Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Trung tâm đào tạo lái xe MSTRP tìm hiểu về vấn đề “Lái xe buýt, xe chở khách cần có bằng lái xe loại nào?”. Hiểu rõ vấn đề này có thể giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội khi mà xu hướng của những năm tới sẽ hướng đến phương tiện di chuyển công cộng.
Để có thể ngồi trên ghế lái của những chiếc xe buýt, xe chở khách thì người tài xế phải có nhiều năm kinh nghiệm lái xe và có bằng lái xe hạng cao. Vậy cụ thể đó là hạng gì? Cùng theo dõi ngay sau đây để rõ hơn nhé!
Quy định về bằng lái với các tài xế xe buýt, xe chở khách
Những quy định bắt buộc liên quan đến giấy phép lái xe đối với các tài xế xe buýt, xe khách đã được Tổng cục đường bộ Việt Nam đưa ra. Những quy định này đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông đường bộ.

Người có bằng lái xe hạng D có thể điều khiển những loại xe từ 10 – 30 chỗ ngồi tính cả chỗ ngồi của người lái. Trong những quy định về giấy phép lái xe hạng D này thì không có quy định nào về số hành khách đứng trên xe cả.
Rất nhiều doanh nghiệp vận tải đã nắm bắt được lỗ hổng trong quy định này. Họ đã bố trí số ghế ngồi trên xe trong khoảng dưới 30 ghế. Vậy nên những tài xế lái xe hạng D vẫn có thể điều khiển những chiếc xe này. Nhưng trên thực tế những chiếc xe này đều có thể chở hơn 30 người, tính cả những hành khách đứng trên xe.
Những bất cập này có ảnh hưởng không hề nhỏ tới an toàn giao thông đường bộ. Vì vậy mà Tổng cục đường bộ Việt Nam đã quyết định đưa ra những quy định riêng cho những doanh nghiệp vận tải xe buýt.
Những quy định cụ thể
Thông qua việc đối chiếu các xe buýt với các loại xe khách khác chỉ xếp cùng loại ghế ngồi, những quy định này có thể giúp phân loại giấy phép lái xe ô tô phù hợp cho các tài xế xe buýt.
Về bằng lái xe hạng D thì quy chuẩn của xe đó là xe khách có từ 24 – 30 chỗ ngồi, chiều dài từ 6,2 – 7,5m, chiều rộng từ 2 – 2,5m và chiều cao là từ 3,1 – 4,5m. Để có thể lựa chọn loại giấy phép lái xe phù hợp thì quy định về bằng lái xe ô tô cho tài xế điều khiển xe giường nằm cũng giống như trên.

Trong những thành phố đông đúc, mật độ giao thông cao và các phương tiện công cộng như xe buýt thường chở đến hơn 30 hành khách trong mỗi chuyến. Vậy nên tại một số sở Giao thông vận tải của các thành phố lớn đã đưa ra quy định tài xế xe buýt cần phải có bằng lái xe hạng E.
Tổng cục đường bộ Việt Nam đã gửi thông báo tới cho sở GTVT. Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải lái xe buýt, xe chở khách cần tuân thủ, thực hiện theo đúng những quy định trên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Thông tin cần biết về bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E là loại giấy phép lái xe cấp cho những người điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. Ngoài ra người có bằng lái xe hạng E, còn có thể điều khiển được máy kéo một rơ moóc và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D.
Nếu bạn sở hữu bằng lái xe hạng E thì bạn được phép hành nghề lái xe, kinh doanh vận tải và điều khiển các loại phương tiện như xe ô tô khách cỡ lớn 45 chỗ, xe khách giường nằm, xe tải, xe bán tải, xe buýt, xe taxi.
Thời hạn sử dụng của bằng lái xe hạng E là 5 năm kể từ ngày cấp. Người sở hữu bằng lái xe hạng E nếu không muốn thêm chi phí thi sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì cần phải làm các thủ tục đổi giấy phép lái xe khi sắp hết hạn hoặc đã hết hạn nhưng dưới 3 tháng.
Điều kiện để được cấp bằng lái xe hạng E

- Người học bằng lái xe hạng E phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang học tập, làm việc và được phép cư trú tại Việt Nam, tuổi từ đủ 27 tuổi trở lên tính cho đến ngày thi sát hạch.
- Nếu muốn nâng hạng GPLX hạng C lên hạng E thì phải có từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn.
- Nếu muốn nâng hạng GPLX từ hạng D lên hạng E thì phải có từ đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn.
- Trình độ học vấn tối thiểu phải từ cấp THCS trở lên.
- Phải có bằng lái xe hạng B2, C, D còn thời hạn sử dụng.
Giấy tờ cần chuẩn bị để được cấp bằng lái xe hạng E

- Đơn đề nghị học và thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do các cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận, có thời hạn không quá 6 tháng.
- 8 ảnh 3×4 chụp trên nền xanh.
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn.
- Bằng tốt nghiệp có công chứng. Tối thiểu là bằng THCS và phải đem theo bản chính để đối chiếu khi kiểm tra.
- Bản sao của GPLX ô tô hiện có. Cũng cần đem theo bằng thật khi dự thi sát hạch và nhận bằng.
Qua bài viết này, Trung tâm đào tạo lái xe MSTRP đã chia sẻ đến các bạn về vấn đề “Lái xe buýt, xe chở khách cần có bằng lái xe loại nào?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng nhất cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 3, Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 092 801 68 69
- Email: [email protected]
- Website: https://www.mstrp.com